Sử dụng Perilla_frutescens

Trong ẩm thực

Ấn Độ

Ấn Độ, tía tô xanh được gọi là "silam" (सिलाम), thoiding (Meitei), chhawhchhi (Mizo) và bhangira (Uttarakhand). Hạt được rang và nghiện với muối, ớt và cà chua để làm nước chấm, món phụ hoặc chutney. Ẩm thực Manipuri dùng hạt đã rang và nghiền trong món salad địa phương "Singju".

Ở vùng Himalaya (Uttarakhand), hạt Bhangira (hạt tía tô xanh đã được thu hoạch) được ăn sống, dầu để nấu ăn, phần bã có thể ăn sống hoặc cho gia súc. Hạt đã rang cũng được dùng để làm món chutney cay. Lá và hạt còn dùng để tạo vị cho cà-ri.

Hàn Quốc

Trong ẩm thực Hàn Quốc, "kkaennip" (깻잎) được dùng như rau thơm hoặc rau ăn. Kkaennip có thể được ăn sống trong món ssam, ăn sống hoặc trần qua trong món namul, hoặc muối trong nước tương hay Doenjang để làm jangajji hay kimchi.

Deulkkae, hạt tía tô Hàn Quốc, được rang rồi nghiền thành bột gọi là deulkkae-garu (들깻가루), hoặc rang rồi ép lấy dầu. Bột deulkkae được dùng như gia vị cho guk, namul, guksu, kimchi, và eomuk. Nó còn được dùng như gomul cho các món tráng miệng: Yeot, tteok. Dầu còn được dùng để nấu nướng.

  • Kkaennip trong món ssam (cuốn).
  • Kkaennip xào cùng dầu tía tô xanh
  • Kkaennip-jeon (bánh lá tía tô xanh rán).
  • Kkaennip-jangajji (lá tía tô xanh muối).
  • Kkaennip-kimchi (kim chi tía tô xanh).
  • Deulkkae (Hạt tía tô xanh).
  • Chueo-tang (canh chạch) ăn với chopi (hoa tiêu Nhật Bản) và deulkkae-garu (bột tía tô xanh).
  • Gamja-ongsimi (canh bột khoai tây) luộc cùng deulkkae-garu.
  • Goguma-sun-deulkkae-muchim (Rau lang trộn cùng deulkkae-garu)

Nepal

Nepal, tía tô xanh được gọi là silam (सिलाम). Hạt tía tô xanh được rang và nghiền cùng với muối, ớt và cà chua để làm sốt chấm hoặc hutney.

Nhật Bản

Một cách chế biến ở Fukushima, gọi là shingorō, các bánh gạo tẻ được đập qua, xiên lại, phết miso, hòa với hạt jūnen đã rang và nghiền, nướng trên than. Người Nhật dùng cả hai loại lá tía tô xanh và tím để ăn sushi, sashimitempura.

Trung Quốc

Trong ẩm thực Mãn Châu, lá tía tô xanh được dùng để làm efen (ᡝᡶᡝᠨ; "bánh bao hấp").[17] Thường được dịch sang tiếng Trung là "sūhàozǐ" (苏耗子), "zhānhàozǐ" (粘耗子), hay "sūyè bōbō" (苏叶饽饽; "bánh bao tía tô"), bánh bao tía tô được làm từ vỏ nặn bằng bột cao lương hoặc bột nếp nhồi đậu đỏ và cuốn trong lá tía tô xanh.[17] Món này liên quan đến Ngày Tuyệt Lương (绝粮日), một ngày lễ truyền thống ở Mãn Châu tổ chức vào ngày thứ 26 của tháng thứ 8 âm lịch.

Trong y học

Tía tô xanh được dùng để chữa các chứng liên quan đến hô hấp và tiêu hóa, nó còn được nghiên cứu để chế tạo ra thuốc chữa ung thư.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Perilla_frutescens http://www.boxun.com/news/gb/misc/2008/07/20080718... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3167467 http://agrifs.ir/sites/default/files/Fish,%20Omega... http://premium.britannica.co.kr/bol/topic.asp?arti... http://stdweb2.korean.go.kr/search/View.jsp?idx=53... http://stdweb2.korean.go.kr/search/View.jsp?idx=94... http://data.canadensys.net/vascan/taxon/6430 //doi.org/10.1007%2FBF02667430 //doi.org/10.1007%2Fs11745-008-3171-8 //doi.org/10.1007%2Fs13596-011-0002-x